Nắng chiều

Ba người già trong vở kịch Nắng chiều có thể đại diện cho đa số người già Việt Nam. Họ lặng lẽ song hành cùng con cái như một trách nhiệm tự đeo mang mà những đứa con thường không sớm nhận ra giá trị của sự hiện diện ấy trong cuộc sống của mình.

Dù ra đời đã khá lâu nhưng thông điệp của vở kịch không hề cũ, thậm chí có thể nói nó còn lên tiếng "sát sườn" hơn về cuộc sống của ta ở thời điểm hiện tại, khi mà nhịp sống càng lúc chàng nhanh khiến những người trẻ quay cuồng. Ba người già là ông Ba, ông Chín và bà Tám rời quê lên Sài Gòn để phụ con cái trông nom nhà cửa, con cháu và sửa soạn từng bữa cơm. Họ tận tụy với con từng ngày và điều nhận lại là thái độ thờ ơ, cáu gắt của những đứa trẻ  mình đã sinh ra. Nhưng có hề gì, các ông cha bà mẹ chịu đựng được hết - gắt gỏng cũng được, quát tháo cũng được, miễn là "Ngồi xuống ăn với ba bữa cơm. Ba kho cá bống trứng ăn với đọt lang luộc ngon lắm". Bữa cơm gia đình tưởng giản đơn hóa ra lại xa xỉ, con cái làm gì có thời gian ăn cùng vì hợp đồng đang chờ ký, show diễn đang phải tập, món hàng đang "sale"...

Cha mẹ cứ tồn tại bên lề cuộc đời con cái, con cái khi đi trên đường đi phẳng phiu chẳng ngó ngàng gì đến sự hiện diện của cha mẹ mình. Thế rồi đường đời gặp đoạn gập ghềnh, biến cố ào đến với con thì cha mẹ già như đốm nắng chiều sẵn sàng lóe lên mạnh mẽ để sưởi ấm cho con rồi tàn lụi, như những chiếc phao cứu sinh sẵn sàng lao ra khi con chới với. Những ông bà già sung sướng làm điều đó như trách nhiệm tự đeo mang, là sứ mệnh mình phải làm cho con, không một lời trách móc. Họ không cần con cái ghi nhận giá trị của mình, họ gắng sức cùng con lướt qua biến cố để đi đến bình an.

Khán giả đã rưng rưng nước mắt cùng ông Ba (Quốc Thảo), ông Chín (Đại Nghĩa), bà Tám (Lê Giang). Họ cảm động vì sự cô đơn của người già dù đang sống cùng với con cháu mình. Họ cười "rần rần" rồi rơi nước mắt cùng lần "đình công vùng lên": không nấu cơm, không dẫn con cho đi chơi, không phục vụ bàn tiệc tám người gì hết nhưng bất thành vì không chịu được cảnh con về không có cơm ăn, cháu không ai đón... Rồi lại một lần "vùng lên" khác, ba người rủ nhau "cuốn gói về quê" nhưng tàu sắp chạy họ lại chân đi không đành, xuống tàu về lại với con. Ba người già mỗi người một vẻ và điểm chung là nỗi cô đơn, cô đơn vì nỗi nhớ quê, vì không được chuyện trò cùng con cháu và thiếu vắng những buổi gặp mặt bạn bè hàn huyên. Những người già chấp nhận cô đơn, sẵn sàng hy sinh những sở thích của mình.

Suất diễn trong tháng 10/2020

Ngày: 31/10/2020

Thời gian: 19h30'

Địa điểm: sân khấu kịch Quốc Thảo

Lầu 8 - số 81, Trần Quốc Thảo, P.7, Q3., HCM

Để  MUA VÉ, Quý vị khán giả có thể liên hệ Hotline: 0898.408.146 hoặc inbox trực tiếp tại Fanpage sân khấu kịch Quốc Thảo
-------------------------------

Tư vấn tuyển sinh: 
Ms. Phương : 090 884 9293
-------------------------------
Sân khấu kịch Quốc Thảo
Hotline: 0898.408.146
Lầu 8, Số 81 Trần Quốc Thảo, P7, Q3, TP.HCM

?Website: sankhaukichquocthao.vn

?Lịch diễn: https://sankhaukichquocthao.vn/lich-dien.html

?Tuyển sinh: https://sankhaukichquocthao.vn/tuyen-sinh/

?Youtube: https://bitly.com.vn/eSRUo

 


Tin tức liên quan

Yêu ông thầy
Yêu ông thầy

562 Lượt xem

Muốn sang phải bắt "Cầu Kiều" Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy Các ông thầy bà cô ở vùng quê nghèo tại Ấp Cù Lao xa xôi, hẻo lánh lại khiến cho bà con càng phải yêu quý và kính trọng mình bởi những điều họ mang lại cho người dân tại vùng quê nghèo tại ấp Cù Lao ...    
Những BÍ MẬT nào sẽ được vạch trần trên CẨM TÚ ĐÀI
Những BÍ MẬT nào sẽ được vạch trần trên CẨM TÚ ĐÀI

1080 Lượt xem

Năm ấy, ta vì "long bào" vương vị mà lựa chọn bỏ rơi nàng... Hiện tại, ta có trong tay cả "thiên hạ" nhưng lại không có nàng...
Bám
Bám

1009 Lượt xem

Khác với sự ồn ào thường thấy ở nhiều vở kịch, không đặt ra những vấn đề đao to búa lớn đến trừu tượng khó hiểu, "𝐁𝐚́𝐦" khai thác một hiện tượng khá phổ biến, đang gia tăng trong xã hội, đó là lối sống 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠, tâm lý 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐲̉, những 𝐯𝐨̣𝐧𝐠 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 để rồi 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐭𝐡𝐮̉ đ𝐨𝐚̣𝐧 để đạt được mục đích. 

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng